Tất tần tật về quy trình sát hạch bằng hạng C mới nhất 2024

Quy trình sát hạch bằng lái ô tô hạng C luôn được nhiều người quan tâm vì đây là một trong những loại giấy phép lái xe phổ biến nhất hiện nay. Hiểu được nhu cầu đó, Học Lái Xe An Thái đã tổng hợp tất tần tật thông tin về GPLX hạng C quy trình thi sát hạch mới nhất để giúp bạn nắm rõ hơn!

1. Tại sao nên học bằng lái xe hạng C

Bằng lái xe ô tô hạng C là một trong những loại giấy phép lái xe hạng nặng nên khá nhiều người thường e dè khi lựa chọn học loại bằng lái xe này. Tuy nhiên, với những ai mong muốn có cơ hội việc làm rộng mở, tự do di chuyển thì học và thi bằng lái hạng C là vô cùng cần thiết.

Quy trình thi sát hạch bằng lái hạng C
Quy trình thi sát hạch bằng lái hạng C

Được quy định trong Thông tư 07/2009/TT – BGTVT, điều 21: Người sở hữu bằng lái xe ô tô hạng C có quyền điều khiển những dòng xe dưới đây:

  • Ô tô tải, ô tô tải chuyên dụng có trọng tải thiết kế từ 3500kg trở lên
  • Máy kéo kéo một rơ moóc có trọng tải thiết kế từ 3500kg trở lên
  • Tất cả các loại xe quy định cho giấy phép lái xe B1 và B2.

Hiểu đơn giản thì với một chiếc bằng lái xe C, bạn sẽ có thể điều khiển mọi loại ô tô. Tất cả từ xe số tự động, số sàn cho tới cả xe tải đều được. Như vậy, so với các bằng A1, A2 hay bằng B thì chắc chắn bằng lái xe hạng C sẽ có nhiều công dụng có ích quan trọng hơn.

Người sở hữu bằng lái hạng C được lái xe nhằm mục đích thương mại hoặc không. Bằng lái hạng C có thời hạn trong vòng 5 năm, sau khi hết thời hạn, người học phải chủ động nộp hồ sơ gia hạn. Độ tuổi yêu cầu nếu muốn thi bằng C là 21 tuổi và đảm bảo các yêu cầu về sức khỏe.

2. Quy trình thi sát hạch bằng hạng C mới nhất năm 2024

Để được cấp giấy phép lái xe hạng C, bạn cần phải vượt qua 2 kỳ thi sát hạch, bao gồm kỳ thi sát hạch của trung tâm và kỳ thi sát hạch của Sở GTVT.

Kỳ thi sát hạch của trung tâm gồm 2 phần: thi lý thuyết và thi thực hành. Kỳ thi sát hạch của Sở GTVT tổ chức gồm 4 phần: thi lý thuyết, thi sa hình, thi trên phần mềm mô phỏng và thi đường trường.

  • Nội dung thi sát hạch Lý thuyết

Đề thi lý thuyết hạng C gồm 40 câu, trong đó có 1 câu điểm liệt. Thí sinh phải trả lời đúng ít nhất 36/40 câu để đạt. Thời gian làm bài là 24 phút.

Đề thi lý thuyết hạng C bao gồm các nội dung:

  • Kiến thức cơ bản về luật giao thông và lái xe
  • Quy định về vận tải hàng hóa, người
  • Quy định về tốc độ khoảng cách
  • Quy định về văn hóa & đạo đức người lái xe
  • Quy định về kỹ thuật lái xe
  • Quy định về cấu tạo sữa chữa

3. Nội dung thi sát hạch trên phần mềm mô phỏng

Phần mềm mô phỏng lái xe ô tô bao gồm 120 tình huống, mô phỏng các tình huống thường gặp trên đường. Các tình huống này được chia thành các loại sau:

  • Tình huống giao thông: Các tình huống giao thông như nhường đường, vượt xe, dừng đỗ,…
  • Tình huống khẩn cấp: Các tình huống khẩn cấp như xe bị hỏng, tai nạn,…
  • Tình huống vận tải: Các tình huống vận tải như chở hàng hóa, người,…

Khi thi trên phần mềm mô phỏng lái xe, học viên cần đạt tối thiểu 35 điểm/50 điểm cho 10 tình huống. Ở mỗi tình huống, có 2 mốc thời điểm là 0 điểm và 5 điểm. Học viên gắn cờ ở mốc thời điểm nào sẽ được tính điểm ở mốc đó.

  • 5 điểm: Thời điểm bắt đầu có dấu hiệu phát hiện những tình huống nguy hiểm mà người lái cần xử lý.
  • 0 điểm: Xử lý các tình huống ở thời điểm này mà vẫn xảy ra tai nan.
  • Học viên lựa chọn được giữa 2 mốc này sẽ đạt được điểm tương ứng từ 5-4-3-2-1 điểm.
  • Thời gian làm bài cho phần mềm mô phỏng lái xe ô tô là từ 5-6 phút.
Thi sát hạch trên phần mềm mô phỏng
Thi sát hạch trên phần mềm mô phỏng

4. Nội dung thi sát hạch trên sa hình

Sa hình là phần thi khó nhất trong nội dung thi sát hạch lái xe. Phần thi này bao gồm 10 bài thi, được thực hiện trên sân tập sa hình.Đ iểm yêu cầu tối thiểu đối với phần thi 10 bài thi sa hình là 80/100. Thí sinh đạt điểm tối thiểu sẽ được công nhận đạt phần thi sa hình và được phép thi phần thi đường trường.

10 bài thi sa hình bằng lái hạng C
10 bài thi sa hình bằng lái hạng C

Bài thi gồm:

  • Bài 1: Xuất phát
  • Bài 2: Dừng xe và nhường đường cho người đi bộ
  • Bài 3: Dừng và khởi hành xe ngang dốc
  • Bài 4: Đi xe qua hàng đinh
  • Bài 5: Đi xe qua đường vuông góc (chữ Z)
  • Bài 6: Đi xe qua đường vòng quanh co (chữ S)
  • Bài 7: Ghép xe vào nơi đỗ (vào chuồng)
  • Bài 8: Dừng xe nơi giao nhau với đường sắt
  • Bài 9: Tăng tốc, tăng số
  • Bài 10: Kết thúc

5. Nội dung thi sát hạch trên đường trường

Phần thi này thì trên xe sẽ có gắn thiết bị điện tử chấm điểm tự động và có 1 sát hạch viên trên xe để giám sát.

  • Người tham gia thi sát hạch tiếp nhận ô tô sát hạch và thực hiện bài sát hạch lái xe trên đường.
  • Thí sinh thực hiện bài sát hạch lái xe trên đường giao thông công cộng, dài tối thiểu 0,2km, tham gia đủ tình huống theo đúng quy định (đoạn đường do Sở GTVT lựa chọn sau khi thống nhất với cơ quan quản lý giao thông có thẩm quyền và đăng ký với Tổng cục đường bộ Việt Nam).
  • Trong quá trình thi sát hạch, thí sinh phải thực hiện đúng trình tự, chấp hành quy tắc giao thông đường bộ.

Trên đây là những thông tin cơ bản về quy trình thi sát hạch bằng lái hạng C. Hy vọng chúng sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn và chuẩn bị tốt cho kỳ thi của mình.

Nếu bạn muốn học bằng lái để tự tin vi vu trên mọi nẻo đường, hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline: 0768.300.900 để được tư vấn miễn phí và chọn cho mình khóa học ưng ý nhất nhé!

Học Lái Xe An Thái tự hào là trung tâm đào tạo lái xe uy tín hàng đầu tại Bình DươngHồ Chí Minh. Với đội ngũ giáo viên giàu kinh nghiệm và cơ sở vật chất hiện đại, An Thái đã hỗ trợ hàng ngàn học viên đạt được giấy phép lái xe trong suốt 8 năm qua.

THAM KHẢO THÊM BÀI VIẾT:

Đăng nhận xét

0 Nhận xét